Lịch sử trôi qua để lại những dấu ấn văn hóa đẹp đẽ trường tồn mãi theo thời gian. Thời kỳ nhà Nguyễn đã hình thành những thành tựu về trang phục, là bước đệm cho những phát triển vượt trội sau này. Trong đó, chúng ta phải kể đến chiếc áo Nhật Bình, loại trang phục truyền thống Việt Nam dành cho nữ giới hoàng tộc thời bấy giờ. Ngoài giá trị về mặt thẩm mỹ, thứ bậc áo Nhật Bình cũng có nhiều nét khác nhau trong từng chi tiết. Trong bài viết này, hãy cùng mình hiểu rõ hơn về loại trang phục Việt xưa này nhé.
Thứ bậc áo Nhật Bình có đặc điểm gì khác nhau?
Đây là một triều phục nên trong cách mặc sẽ có sự phân biệt thứ bậc. Các thứ bậc này căn cứ vào địa vị của người đó trong triều hoặc dựa vào phẩm cấp của chồng. Khâm Định Đại Nam hội điển sự lệ đã ghi chép về áo Nhật Bình – phân theo thứ bậc sau:
Áo Nhật Bình thời vua Đồng Khánh
Áo Nhật Bình càng về sau thì càng có nhiều sự thay đổi, chủ yếu là hướng tới sự tối giản. Có một số bức ảnh được lưu lại cho thấy áo từ thời vua Đồng Khánh trở đi được tĩnh lược đi nhiều chi tiết và phụ kiện.
Áo Nhật Bình thời vua Đồng Khánh được mặc với quần ống màu tuyết bạch, đầu có vấn khăn to bản. Còn màu sắc khăn vấn thì có thể thay đổi theo cấp bậc như trước.
Có thể bạn muốn xem thêm:
- Chụp ảnh cưới với áo Nhật Bình đang là xu hướng hiện nay
- Thuê áo Nhật Bình ở Ninh Bình đang là xu hướng hiện nay
- Cổ phục Việt với đa dạng trang phục cần được gìn giữ
Áo Nhật Bình phân theo thứ bậc
Thứ bậc áo Nhật Bình phân theo chức tước trong cung: Bậc Hoàng thái hậu, hoàng hậu, công chúa, phi tần…tùy vào phẩm cấp mà cổ phục cũng như chất liệu, màu sắc, hoa văn có sự khác biệt để phân định rõ ràng.
Áo Nhật Bình của Hoàng Hậu
Áo Nhật Bình của Hoàng Hậu được làm từ chất liệu sa sợi vàng vô cùng quý giá. Trên áo thêu đủ 20 hoa văn hình rồng, phượng, loan, trĩ.
Cấp Hậu sẽ được phát phụ kiện đi kèm gồm có 2 chiếc mũ cửu long kim ước phát, 1 chiếc mũ cửu phượng kim ước phát, 8 chiếc trâm phường bằng vàng.
Với áo Nhật Bình dùng để mặc hàng ngày của Hoàng Hậu thì được làm bằng chất liệu tơ bát ti trắng và trên áo có thêu hoa văn rồng, phượng.
Áo Nhật Bình của Công Chúa
Áo Nhật Bình của Công Chúa đơn giản hơn so với cấp Hậu, chúng sẽ được may từ chất liệu sợi sa màu đỏ. Trên áo được thêu hoa văn phượng ổ. Các phụ kiện đi kèm đó là 1 chiếc Thất Phượng Kim ước phát, 12 cây trâm hoa.
Áo Nhật Bình dành cho cung tần
Thứ bậc áo Nhật Bình dành cho cung tần sẽ có những sự khác biệt sau đây:
Cấp cung tần nhị giai: Cổ phục dành cho họ được làm bằng vải sa màu xích đào. Áo Nhật Bình được thêu hoa văn hình loan. Thường phục hằng ngày thì được làm từ tơ bát ti, giữ nguyên hoa văn loan ổ.
Các phụ kiện đi kèm bộ trang phục dành cho cung tần nhị giai là 1 chiếc mũ Ngũ phượng Kim ước phát, 10 cây trâm hoa.
Cấp cung tần tam giai: Áo Nhật Bình được làm với chất liệu và thêu hoa văn hình loan. Y phục dành cho cung tần này khá giống cấp nhị giai, chỉ khác là chúng có màu tím sắc chính.
Còn về mũ thì gồm có 1 chiếc Tam phương Kim ước phát, 8 cây trâm hoa.
Thứ bậc áo Nhật Bình cho cung tứ giai: Đó là một chiếc áo màu tím nhạt được may bằng sợi sa. Thêm nữa là một bộ y phục thường ngày may từ tơ bát ti trắng. Cả 2 bộ áo đều được thêu hình loa.
Mũ dành cho cấp này là 1 chiếc Phượng kim ước, cùng với đó là 8 cây trâm cài.
Áo Nhật Bình và Phi Phong có khác nhau không?
Có thể bạn quan tâm:
- Giày lười nữ xu hướng thời trang của các bạn trẻ hiện nay
- Áo dài cưới – Top 10+ mẫu đẹp và thịnh hành nhất hiện nay
Áo Nhật Bình và Phi Phong có khác nhau không là câu hỏi nhiều người đang phân vân và thắc mắc. Nếu như xét về cấu trúc các trang phục cổ của Việt Nam thì 2 loại này không có sự khác nhau. Điều này được chứng minh bởi những lý giải sau đây:
Về nguồn gốc: Áo Nhật Bình vốn dĩ được nhà Nguyễn phát triển lên từ áo Phi Phong của Minh triều Trung Hoa. Cấu tạo cơ bản của nó theo sát Phi Phong.
Về kết cấu may mặc: Từ thời kì Bắc thuộc, dạng thức may mặc của nước ta đều có học hỏi từ văn hóa phương Bắc. Những dạng áo như viên lĩnh, giao lĩnh,…trong đó có Nhật Bình thì đều dựa vào kết cấu may mặc của phương Bắc để phát triển.
Nhiều người cho rằng việc thay đổi viền cổ hay đổi vị trí nút áo thì nó trở thành áo Nhật Bình cách tân. Nhưng không có bất kỳ quy chế ràng buộc nào về số lượng, vị trí nút, độ dài áo,…
Trên đây là những thông tin về thứ bậc áo Nhật Bình trong lịch sử, mỗi thứ bậc thì áo sẽ có những đặc điểm khác nhau. Mong rằng bạn sẽ cảm thấy thú vị với nội dung trên của chúng tối nhé.