Cách phối đồÁo Nhật Bình - Nét đẹp cổ phục độc đáo lưu giữ...

Áo Nhật Bình – Nét đẹp cổ phục độc đáo lưu giữ tới ngày nay

Có rất nhiều trang phục lịch sử lâu đời được lưu giữ truyền lại cho đến tận bây giờ. Từ trang phục phổ biến với mọi tầng lớp như Áo Tấc đến những trang phục phân biệt giai cấp, cấp bậc người mặc. Và áo Nhật Bình là một cổ phục có từ thời Nguyễn vẫn được lưu lại cho đến ngày nay.

Nguồn gốc và đặc điểm nổi bật của áo Nhật Bình

Cổ phục Nhật Bình là Triều phục chỉ dành cho Hoàng hậu, Công chúa và các cung tần từ nhất đến tứ giai thời Nguyễn, nó dùng để phân biệt giai cấp, cấp bậc của người mặc.

Nguồn gốc hình thành của áo Nhật Bình

Áo Nhật Bình được sửa đổi dựa trên loại áo Đối Khâm Phi Phong (Trung Quốc) vào thời nhà Minh. Điều này xuất phát từ tâm lý tự tôn, muốn ngang bằng với triều đại phương Bắc. So với áo Phi Phong, thì cổ phục Nhật Bình có những điểm khác biệt rõ rệt, dễ nhận biết và gần gũi với văn hóa của Đại Việt hơn.

Áo là thường phục hàng ngày của Hoàng hậu, công chúa
Áo là thường phục hàng ngày của Hoàng hậu, công chúa

Tên gọi “Nhật Bình” được xuất phát từ  hình chữ nhật lớn ở trước ngực áo được tạo thành từ các hoa văn, họa tiết trang trí. Khắp thân áo Nhật Bình có nhiều họa tiết hoa văn dạng tròn khép kín kết hợp với họa tiết phượng, hoa lá kèm theo những hạt kim tuyến lấp lánh. Phần cổ tay áo có thêm dải ngũ sắc (vàng, lục, đỏ, trắng, xanh) biểu thị cho ngũ hành. Dải ngũ sắc này chỉ có trên trang phục của công chúa, phi tần còn trang phục của hoàng hậu sẽ không có. 

Vào thời vua Gia Long và Minh Mạng, áo thường được kết hợp cùng bộ xiêm y màu trắng và mũ Phượng được dựa trên thứ bậc. Từ thời Đồng Khánh về sau, áo Nhật Bình được kết hợp cùng quần ống màu trắng, vấn khăn vành to, chi tiết tối giản hơn. Sau thời Nguyễn, Nhật Bình trở thành trang phục của phụ nữ quý tộc được mặc trong dịp lễ quan trọng như cưới hỏi,…

Đặc điểm chi tiết của áo Nhật Bình

Áo Nhật Bình có rất nhiều đặc điểm nổi bật khiến bất cứ ai cũng phải choáng ngợp, tất cả những điều này tạo nên sự hoàn hảo tuyệt đối cho tấm áo. Cụ thể các điểm bạn không nên bỏ qua như sau:

Về hoa văn áo

Ở một số bức họa thời xưa được lưu lại cho thấy các hoa văn trên cổ phục Nhật Bình đa số là dạng hình tròn khép kín. Bên trong hình tròn sẽ được thêu hình rồng, phượng. Các hoa văn phụ cũng rất phong phú và thường dùng các hình ảnh biểu tượng cho sự tốt lành, cát tường. Ví dụ như thêu chữ Thọ, chữ Phúc bằng chỉ đỏ, chỉ vàng. 

Bố trí hoa văn, màu sắc trên áo

Các hoa văn trên áo Nhật Bình được sắp xếp dựa trên cấp bậc và vai vế của người mặc. Chính vì thế khi bạn nhìn hoa văn áo, bạn có thể biết được cấp bậc, danh phận hay địa vị của người đó. Ngoài hoa văn ra, màu sắc cũng có thể phân biệt được các cấp bậc như áo dành cho Hoàng Hậu có màu cam, màu vàng, còn áo dành cho công chúa sẽ có màu đỏ đỏ. Màu sắc áo của nữ quý tộc thì dựa vào phẩm cấp người chồng. 

Phụ kiện đính kèm

Nhật Bình thường được mặc kèm với nhiều phụ kiện khác nhau như cúc áo nạm vàng hoặc được làm từ ngọc quý, đá quý. Ở dưới cổ tay của áo Nhật Bình được trang trí thêm 2 dải dây dài thả lỏng (được gọi là dải thùy lưu). Ở thời vua Gia Long, phụ kiện đi kèm có thể là Kim ước. 

Áo có rất nhiều họa tiết, màu sắc khác nhau và đi kèm với khăn vành
Áo có rất nhiều họa tiết, màu sắc khác nhau và đi kèm với khăn vành

Vào thời Thiệu Trị, Kim ước đã được thay bằng Kim phượng. Phần phụ kiện này được thay đổi rất nhiều lần theo thời gian. Cho tới thời Nguyễn Mạt, khăn vành là phụ kiện chủ yếu đi kèm với áo Nhật Bình. Tuy vậy, dù là phụ kiện nào đi chăng nữa thì nó cũng có vai trò góp phần làm toát lên sự cao quý của người mặc.

Sự khác nhau giữa áo Nhật Bình và áo Phi Long

Nhật Bình thời Nguyễn có cách may và dáng áo khá giống với áo Phi Phong bởi vì ông cha ta thường học hỏi các kỹ thuật may và cách thức may của nước phương Bắc để phát triển thêm. Nhiều người cho rằng đối với Việt phục thì chỉ cần thay đổi một chút như viền cổ, vị trí nút,… 

Nhưng thực sự đó là quan điểm hoàn toàn sai lệch. Chỉ có áo Phi Phong Trung Hoa không có các quy định nghiêm ngặt về độ dài áo, số lượng và vị trí của áo… Nhà Nguyễn đưa ra các yêu cầu vô cùng nghiêm ngặt khi may cổ phục Nhật Bình cần phải tuân thủ trong khi áo Phi Phong Thì không có quy định cụ thể nào cả. Một số điểm khác nhau cụ thể của Nhật Bình so với Phi Phong Trung Hoa có thể kể đến: 

  • Về xuất xứ: Áo Nhật Bình được nhà Nguyễn cải biên từ áo Phi Phong của Trung Quốc.
  • Về thiết kế: Áo có thiết kế họa tiết, hoa văn giản dị và tối giản hơn rất nhiều. Các thợ may thường giản lược họa tiết để áo bớt nặng nề, trở nên trang nhã hơn để phù hợp làm thường phục hàng ngày cho hoàng hậu và công chúa.
  • Áo Nhật Bình cũng có các quy định cụ thể tiêu chuẩn nghiêm ngặt về hoa văn cổ áo, màu sắc, thêu ổ, lễ tiết,… được nhà Nguyễn đưa ra để thể hiện được cấp bậc, vai vế của người mặc. Những quy định đó đã được ghi lại trong  quyển “Điển chế” của nhà Nguyễn..
Cách thức may áo cần tuân thủ chặt chẽ các quy định cụ thể
Cách thức may áo cần tuân thủ chặt chẽ các quy định cụ thể

Quy định về áo Nhật Bình trong từng giai cấp

Trong năm 1807, nhà Nguyễn có đưa ra các quy định cụ thể trang phục theo cấp bậc, cụ thể về cấp bậc của áo Nhật Bình như sau:

Hoàng hậu

Được coi là mẫu nghi thiên hạ nên trang phục có phần chi tiết và cầu kỳ và tỉ mỉ hơn. Y phục gồm có áo bào được làm từ các sa sợi vàng lấp lánh, họa tiết thêu trên áo là 20 rồng, trĩ, phượng, loan và y phục thường  ngày được may từ tơ Bát ti trắng có họa tiết rồng phượng. 

Hoàng hậu thường mặc áo cùng với mũ Cửu long kim phát kèm với cây trâm vàng hình phượng. Ngoài ra, Hoàng hậu còn có cả  mũ Cửu phượng kim ước phát. Màu áo chủ đạo là màu vàng, thỉnh thoảng là màu cam.

Công chúa

Trang phục của công chúa sẽ đơn giản hơn, áo được làm từ sợi sa đỏ, có thêu hình phượng và 1 chiếc mũ Thất phượng Kim ước phát kèm 12 chiếc trâm hoa. Áo có màu đỏ chủ đạo, họa tiết thêu trên áo hình phượng, dải ngũ sắc ở viền tay áo.

Cấp cung tần nhị giai

Trang phục gồm áo, mũ Ngũ phượng Kim ước phát và 10 chiếc trâm hoa cài đầu. Áo được làm bằng sợi tơ Bát ti, màu của áo là xích đào được thêu bằng sợi sa.

Cấp cung tần tam giai

Cũng gần giống với áo của cung tần nhị giai, nó chỉ khác màu áo là màu tím, mũ là Tam phương Kim ước phát và 8 cây trâm hoa cài đầu. 

Cấp cung tần tứ giai

Áo Nhật Bình sẽ có màu tím nhạt sợi sa và y phục hàng ngày được may bằng tơ Bát ti trắng, hình loa. Ngoài ra cấp này còn được ban chiếc mũ Phượng kim ước và 8 cây trâm cài đầu.

Áo bào của Hoàng Hậu được may một cách cầu kỳ và tỉ mỉ
Áo bào của Hoàng Hậu được may một cách cầu kỳ và tỉ mỉ

Ý nghĩa, giá trị lịch sử và văn hóa của áo Nhật Bình

Việc thiết kế áo Nhật Bình dựa trên các quy tắc, tiêu chuẩn được nhà Nguyễn nhằm để cao tính tự tôn dân tộc, muốn ngang hàng với các triều đại phong kiến phương Bắc. Các triều đại khi được hình thành đều có những phẩm phục và lễ nhạc theo văn hóa Hoa Hạ, coi mình là trung tâm của một nền văn hóa khu biệt.

Ngày nay, chúng ta vẫn đang nỗ lực bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống từ những trang phục truyền thống trong đó có cổ phục Nhật Bình thời Nguyễn. Rất nhiều cô dâu xứ Huế khoác lên mình những chiếc áo Nhật Bình khi vái lạy gia tiên, tuy nhiên vẫn nhiều người chưa biết Nhật Bình in đậm  văn hóa giá trị của người Việt. Cổ phục Nhật Bình thể hiện nét riêng, mang đậm dấu ấn cung đình trong các triều đại quân chủ cuối cùng của nước ta.

Áo Nhật Bình ngày nay còn được sử dụng không?

Cổ phục Nhật Bình gần như đã dần lùi vào dĩ vãng. Nó chỉ xuất hiện trong những dịp lễ hội truyền thống. Không giống như các loại cổ phục khác, Nhật Bình không có cách tân. Nó vốn có bản chất là loại áo dùng cho lễ tiết, được các hậu cung nhà Nguyễn mặc ở các dịp lễ tết theo quy định nghiêm ngặt. Nó ràng buộc về màu sắc, cách trang trí với hàm ý khác nhau. 

Nói nôm na, nó có sự gò bó vị thế của người mặc theo cấp bậc rất khắt khe. Khi đáp ứng được những điều đó nó mới là “Nhật Bình”. Vì thế, nếu muốn mặc “Nhật Bình cách tân” thì chỉ khi Nhà Nguyễn tồn tại và thay đổi các quy chế. Chính vì vậy, bạn hiểu rõ để không bị các thiết kế khác lạm dụng cái tên này. 

Áo Nhật Bình -nét đẹp văn hóa mang đậm bản sắc riêng của người Việt
Áo Nhật Bình -nét đẹp văn hóa mang đậm bản sắc riêng của người Việt

Ngày nay, áo Nhật Bình được các bạn trẻ lựa chọn trong các bộ ảnh cưới hay trong các ngày lễ đặc biệt. Các bức ảnh được chụp với cổ phục tô đậm thêm vẻ đẹp của cung thành Huế. Giới trẻ ngày nay đang chung tay giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa của đất nước ta. 

Các cửa hiệu ảnh cưới lớn tại Huế đều có sẵn các mẫu cổ phục Nhật Bình, bạn không chỉ chụp ảnh cưới, mà có thể làm cho mình một bộ ảnh cổ trang. Không chỉ thế, rất nhiều thợ may có tay nghề tại các thành phố lớn đã  may, cho thuê và bán áo Nhật Bình. Điều này giúp cho cổ vật Việt Nam tiếp cận ngày càng gần hơn với thế hệ trẻ, giúp lưu giữ những nét đẹp tinh hoa của văn hóa dân tộc.

Kết luận

Áo Nhật Bình chính là một cổ phục có những yếu tố thể hiện nét riêng, mang dấu ấn đậm chất cung đình và là một bản sắc văn hóa độc đáo cần được lưu giữ của đất nước ta. Nếu yêu thích vẻ đẹp của cổ phụ này, hãy một lần đến Huế trải nghiệm và tạo cho mình những bộ ảnh thật đẹp nhé!

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Làm sao để lựa được đầm bầu đẹp: Bí quyết và mẹo hay cho mẹ

Hãy tham khảo hướng dẫn của chúng tôi về cách lựa chọn đầm bầu đẹp nhất. Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những...

Bảo quản đầm bầu như thế nào? Bí quyết để chúng luôn mới

Bạn đang tìm kiếm cách bảo quản đầm bầu hiệu quả? Hãy tham khảo hướng dẫn của chúng tôi để giữ cho đầm bầu...

Chọn đúng các kiểu dáng đầm bầu phù hợp với cơ thể của bạn

Để có được một phong cách thời trang hoàn hảo ngay cả khi mang thai, chọn đúng kiểu dáng đầm bầu là rất quan...

Tìm Hiểu Đặc điểm của Đầm Bầu: Từ Thiết Kế Đến Chất Liệu

Đầm bầu là một trong những loại quần áo phổ biến nhất của phái đẹp đang mang thai. Nó không chỉ giúp bạn trông...

Các màu sắc da ngăm nên tránh để có phong cách phù hợp

Để giữ làn da khỏe mạnh và tươi trẻ, các bạn nên tránh sử dụng các màu sắc da ngăm. Màu sắc da ngăm...

Tại sao các người mẫu da ngăm lại được yêu thích nhất?

Tại Sao Các Người Mẫu Da Ngăm Là Những Người Mẫu Được Yêu Thích Nhất? Đây là câu hỏi mà nhiều người đều quan...

Phối màu đen cho da ngăm – Bí Quyết Từ Chuyên Gia Thời Trang

Da ngăm là một trong những loại da phổ biến nhất hiện nay. Để có được một diện mạo thẩm mỹ tuyệt đẹp, cách...