Cách phối đồTrang phục dân tộc thái ở Thanh Hóa với nét đặc trưng...

Trang phục dân tộc thái ở Thanh Hóa với nét đặc trưng lâu đời

Từ xa xưa, người Thái ở Thanh Hóa đã biết trồng dâu, nuôi tằm để tự dệt vải. Với sự cần cù, trí tưởng tượng phong phú, phụ nữ Thái đã tạo nên những tác phẩm nghệ thuật, thể hiện qua những nét hoa văn mang tín ngưỡng văn hóa độc đáo trên bộ trang phục. Trang phục dân tộc thái ở Thanh Hóa có nhiều sự tương đồng với các vùng khác.

Sự tương đồng trong trang phục dân tộc Thái ở Thanh Hóa

Các nhóm người Thái như Thái Đen, Thái Trắng đều có nhiều điểm chung trong trang phục hằng ngày nhưng trong đó, vẫn nổi bật bản sắc riêng để phân biệt. Một bộ trang phục truyền thống phụ nữ Thái gồm: áo ngắn (xửa cỏm), áo dài (xửa chái và xửa luổng), váy (xỉn), thắt lưng (xải cỏm), khăn (piêu), nón (cúp), xà cạp (pepăn khạ), các loại hoa tai, vòng cổ, vòng tay và xà tích.

Có thể bạn muốn xem thêm:

Sự tương đồng trong trang phục dân tộc Thái ở Thanh Hóa
Sự tương đồng trong trang phục dân tộc Thái ở Thanh Hóa

Xửa cỏm (áo ngắn bó sát người có hàng cúc bướm) có thể may bằng nhiều loại vải với màu sắc khác nhau. Chính hàng khuy bạc hay kim loại đã làm cho xửa cỏm thành chiếc áo đặc trưng của bộ nữ phục Thái. Theo quan niệm dân gian Thái, hai hàng cúc bạc trên hai vạt áo xửa cỏm là tượng trưng cho sự kết hợp nam với nữ, tạo nên sự trường tồn của nòi giống.

Trang phục dân tộc Thái ở Thanh Hóa đối với phụ nữ còn mặc hai loại áo dài là xửa chái và xửa luổng. Xửa chái may bằng vải chàm đen, kiểu áo 5 thân, cài cúc phía bên tay trái, cổ đứng, gấu áo phủ quá đầu gối. Theo tục lệ, phụ nữ có chồng mới mặc xửa chải vào dịp cưới xin, hội hè. Xửa luổng là áo khoác ngoài, may dài, rộng, chui đầu, có tay hoặc không có tay. Phụ nữ Thái từ khi còn trẻ đã may loại áo này, một dành cho bản thân khi về già và một dành biếu mẹ chồng khi về làm dâu. Các cụ già mặc áo xửa luổng lộn trái vào ngày thường, chỉ khi chết mới mặc mặt phải.

Váy (xỉn) cùng với xửa cỏm tạo nên dáng nét chính của bộ nữ phục Thái. Phụ nữ Thái mặc váy hai lớp: váy trắng lót bên trong và và váy chàm mặc ngoài.

Thắt lưng (xài ẻo) làm bằng vải tơ tằm hay sợi bông màu xanh lam hoặc tím xẫm, giữ cho cạp váy quấn chặt lấy eo bụng.

Trang phục dân tộc Thái ở Thanh Hóa không thể thiếu khăn Piêu

Trang phục dân tộc Thái ở Thanh Hóa không thể thiếu khăn Piêu
Trang phục dân tộc Thái ở Thanh Hóa không thể thiếu khăn Piêu

Nói về bộ trang phục nữ Thái không thể thiếu chiếc khăn Piêu. Chiếc khăn Piêu được các cô gái Thái thêu thùa rất cầu kỳ, với đường nét tinh sảo và hoa văn mang đậm chất núi rừng hoang sơ cùng màu sắc sặc sỡ, thể hiện tình yêu, sức mạnh nữ tính. Đặc biệt, phụ nữ Thái khi đi lễ hội không thể thiếu chiếc khăn Piêu cầm tay. Ngoài ra, phụ nữ Thái rất thích đeo các đồ trang sức, như: Vòng cổ, vòng tay, hoa tai, trâm cài tóc, xà tích và cả cúc bạc.

Sự khác biệt giữa nữ giới của dân tộc Thái Đen và Thái Trắng được thể hiện trong các dịp hội hè. Những dịp đó, phụ nữ Thái Trắng thường mặc áo dài màu đen. Đây là loại áo dài thụng thân thẳng, không lượn nách, được trang trí bằng vải “khít” ở giữa thân có tua vải phủ từ vai xuống ngực, nách áo trang trí theo lối đáp hai mảng hoa văn trong bố cục hình tam giác. Phụ nữ chưa chồng búi tóc sau gáy, có chồng búi trên đỉnh đầu. Họ có loại nón rộng vành. Trong khi đó, phụ nữa Thái Đen thường mặc áo dài xẻ nách, chui đầu, trang trí phong phú đa dạng về màu và màu mà mô-típ hơn Thái trắng.

Trang phục của nữ sẽ có màu sắc hơn nam

Trang phục của nữ sẽ có màu sắc hơn nam
Trang phục của nữ sẽ có màu sắc hơn nam

Có thể bạn quan tâm:

Trang phục dân tộc thái ở Thanh Hóa của nam có phần đơn giản và ít chứa đựng sắc thái, gồm: Áo, quần, thắt lưng và các loại khăn. Áo nam giới có hai loại: áo cánh ngắn và áo dài. Áo ngắn may bằng vải chàm, kiểu xẻ ngực, tay dài hoặc ngắn, cổ tròn. Khuy áo làm bằng đồng hay tết thành nút vải. Áo không có trang trí hoa văn, chỉ trong dịp trang trọng người ta mới thấy nam giới Thái mặc tấm áo cánh ngắn mới, lấp ló đôi quả chì ở đầu đường xẻ tà hai bên hông áo.

Mặc dù có những nhóm người Thái khác nhau nhưng nhìn chung trang phục của họ phần nào cũng thể hiện ảnh hưởng của nhau. Tất cả đều rất tự hào về bản sắc riêng của mình và không ngừng bảo tồn, phát huy, phát triển những giá trị văn hóa truyền thống tộc người, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam Tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Trên đây là những thông tin về trang phục dân tộc Thái ở Thanh Hóa dành cho những bạn nào quan tâm. Mong rằng nội dung mang lại thêm kiến thức về thời trang cho bạn nhé.

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Vòng hổ phách : Những điều cần biết và tác dụng mang lại

Vòng hổ phách, một món trang sức cổ điển và đầy sức hút, đã trở thành biểu tượng của sự thanh lịch và quyền...

Vòng phong thủy: Những điều cấm kỵ khi đeo phải cần biết

Vòng phong thủy là một trong những món đồ phổ biến được nhiều người lựa chọn để hỗ trợ gia tăng may mắn, tài...

Đá xà cừ xanh: Vẻ đẹp và ý nghĩa trong văn hóa và phong thủy

Đá xà cừ xanh, hay còn gọi là "Apatite", là một loại khoáng vật quý hiếm với vẻ đẹp lấp lánh và màu sắc...

Đá Xà Cừ Hợp Mệnh Gì? Công Dụng Phong Thủy Của Đá Xà Cừ Trắng

Đá xà cừ, còn gọi là "Mother of Pearl" (Mẹ của Ngọc), là một trong những loại đá quý có vẻ đẹp đặc biệt...

Đá Xà Cừ Trắng: Món Quà Từ Thiên Nhiên Mang Lại Trong Cuộc Sống

Đá xà cừ trắng, còn được biết đến với tên gọi "Mother of Pearl" (Mẹ của Ngọc), là một loại đá quý tự nhiên...

Vòng Đá Tourmaline Giá Bao Nhiêu? Cách Chọn Mua Vòng Chính Hãng

Vòng đá Tourmaline là một trong những món trang sức được ưa chuộng trong thị trường hiện nay nhờ vào vẻ đẹp đa dạng...

Đá Tourmaline: Những Cách Nhận Biết Một Cách Chính Xác

Đá Tourmaline là một trong những loại đá quý phổ biến và được ưa chuộng trong ngành trang sức nhờ vào sự đa dạng...