Phong cáchÁo ngũ thân - Phục trang cổ xưa đậm bản chất văn...

Áo ngũ thân – Phục trang cổ xưa đậm bản chất văn hóa dân tộc

Áo ngũ thân được biết đến trước khi áo dài nữ ra đời và từng là trang phục truyền thống của người đàn ông nước Việt ta xưa. Cùng tìm hiểu về trang phục cổ xưa áo năm thân này ngay bài viết này.

Áo ngũ thân là áo gì?

Áo dài ngũ thân là tiền thân của áo dài ngày nay, nói vậy bởi vì áo dài là sự kế thừa những điểm tinh hoa của áo 5 vạt này. Loại áo dài này được hình thành sơ khai từ thời chúa Nguyễn Phúc Khoát. Gọi là áo ngũ thân bởi vì loại áo này được ghép từ 5 vạt ( hay còn gọi là 5 thân) sẽ gồm có 2 thân trước và 2 thân sau đối nhau ở trước ngực và sau lưng, còn thân thứ 5 ở phía trước nằm bên phải và trong thân thứ nhất.

Qua bao nhiêu những thăng trầm của lịch sử chiếc áo truyền thống của nam này không còn tồn tại trong đời sống thường ngày. Và cho đến ngày nay những kỷ vật cuối cùng của tà áo dài ngũ thân nam này những bộ áo dài và khăn quấn nay chỉ còn tồn tại trong các viện bảo tàng, sân khấu điện ảnh, trong văn học đương đại, nghệ thuật hội họa.

Áo ngũ thân nam là một trong những quốc phục thời xưa
Áo ngũ thân nam là một trong những quốc phục thời xưa

Nguồn gốc của áo ngũ thân

Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu về nguồn gốc cũng như sự hình thành và những quãng thời gian thăng trầm thay đổi của áo dài nam truyền thống này.

Nguồn gốc lịch sử ra đời

Trước khi xuất hiện áo dài cổ đứng (lập lĩnh) thì trang phục phổ biến của người Việt là áo cổ chéo (giao lĩnh) và áo cổ tròn (viên lĩnh). Ngoài những kiểu áo vừa nói ra còn kiểu áo tứ thân phủ tà ( là loại áo gồm bốn vạt nửa và một tà khoác ngoài). Riêng loại áo 4 vạt cụ thể như sau : vạt nửa trước phải, vạt nửa trước trái, vạt nửa sau phải, vạt nửa sau trái và tà khoác ngoài bao bọc 4 vạt bên trong.

Kiểu áo do chúa Nguyễn Phúc Khoát sơ khai mặc định là loại áo ngũ thân cổ đứng (lập lĩnh) cài khuy. Loại áo này che kín thân thể và chỉ hở phần cổ trắng của áo lót mà thôi. Mỗi vạt áo sẽ có hai thân nối sống (tính tổng sẽ là bốn vạt) tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu, còn một vạt con nằm dưới vạt trước chính là thân thứ năm và được biểu thị cho người mặc áo. 

Vạt con nối với hai vạt lớn nhờ cổ áo có bâu đệm và khép kín nhờ vào 5 chiếc khuy tượng trưng cho quan điểm về ngũ thường của quan điểm Nho giáo và ngũ hành theo triết học phương Đông. Hầu như các kiểu áo cổ của người phương đông xưa luôn có 1 đường may giữa ở vạt trước và sau áo được gọi là trung phùng đạo. Nhằm mục đích thể hiện đấng quân tử nên tìm đạo lý còn kẻ trượng phu gìn giữ kỹ tinh hoa, chính trực.

Áo ngũ thân mang đậm nét đẹp văn hóa Việt
Áo ngũ thân mang đậm nét đẹp văn hóa Việt

Thời chúa Nguyễn Phúc Khoát (Năm 1744)

Thời chúa Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát vì thể hiện tính bá chủ một phương cho nên ông đã ban hành cho các quan chức trong triều mặc áo dài 5 thân nhằm mục đích phân biệt quan với những người dân khác. Cũng từ năm 1744 đó y phục, phong tục bắt đầu thay đổi và chúa hạ lệnh cho nam nữ sĩ thứ trong nước yêu cầu đều mặc áo nhu bào, mặc quần, vấn khăn tục gọi quần chân áo chít cũng được bắt đầu từ đây.

Trong chiếu chỉ chúa ban có ghi: “Thường phục thì đàn ông và đàn bà dùng áo lập lĩnh ngắn tay, về cửa ống tay rộng hoặc hẹp tùy ý. Áo thì hai bên nách trở xuống phải khâu kín liền, nhớ không được xẻ mở. Tuy nhiên đàn ông không muốn mặc áo cổ tròn ống tay hẹp cho tiện khi làm việc thì được phép…” 

Ngoài ra hôn lễ đối với dân thường Bắc Bộ: nữ đội hôn lạp, guốc cong, còn nam đội nón ngựa (chóp nhọn), xỏ hài, dâu rể mặc áo tấc có thêu hoa văn hình dạng bàn cổ. Đối với hôn lễ Nam bộ cô dâu và phù dâu đội nón gụ. Còn hôn lễ đối với quý tộc: nữ kết kim ước phát và nam đội mũ theo bổ phục. Đối với dân thường :  xỏ hài, guốc; Đối với quý tộc : xỏ hài cong , cung nhân xỏ guốc sơn son thiếp vàng.

Thời vua Minh Mạng (1828)

Cho đến những năm của thế kỷ 17 truyền thống mặc váy vẫn tồn tại ở Việt Nam cụ thể như đã ghi trong sách Lê Triều Thiên Chính đời vua Lê Huyền Tông vào tháng 3 năm 1665 với sắc lệnh nhắc nhở nội dung như sau: “… áo đàn bà con gái không có thắt lưng và quần không có hai ống từ xưa đến nay vốn đã có tập tục như thế…” Năm Minh Mạng thứ 9 (1828), triều đình Huế đã ra chiếu chỉ cấm đàn bà mặc váy và bắt phải mặc quần hai ống.

Các thời vua kế tiếp

Cứ thế áo 5 thân hình thành ngày một thay đổi qua từng thăng trầm từng giai đoạn. Đối với phụ nữ trước những năm 1885, áo 5 thân ( tương đối dài và rộng dần đến đầu gối) sẽ được mặc kết hợp với trâm và nón cụ (dành cho Huế và Nam bộ). Nón quai thao hay còn gọi là nón 3 tầm (dành cho Bắc Bộ) sẽ được mặc kết hợp với quần đen hoặc quần đỏ. 

Sau thời vua Thành Thái do bị Pháp cướp bóc vàng bạc trong triều đình nên áo ngũ thân lại được kết hợp với khăn vấn, khăn vành dây sau đó do bị Tây hóa nên quần được thay đổi thành quần màu trắng.

Tôn vinh vẻ đẹp văn hóa Việt Nam
Tôn vinh vẻ đẹp văn hóa Việt Nam

Áo ngũ thân có đặc điểm gì?

Áo ngũ thân hay còn được gọi với cái tên thân thuộc là áo ngũ thể, mang tới ý nghĩa tương truyền rằng: năm thân áo tượng trưng cho lý tưởng cao đẹp của con người: bốn thân áo của vạt trước và vạt sau tượng trưng cho “tứ thân phụ mẫu”, còn thân trong tượng trưng cho người mặc. 

Áo 5 thân có năm nút tượng trưng cho ngũ thường đó là : nhân – nghĩa – lễ – trí – tín và ngũ luân đó là : quân thần – phụ tử – phu phụ – huynh đệ – bằng hữu. Điều này nhằm khẳng định một điều đó là diện áo ngũ thân là phải mang trên mình đạo làm người vì thế cho nên không được làm những điều trái luân thường đạo lý.

Áo ngũ thân cho nam và cho nữ khá giống nhau, chỉ khác nhau ở một số đặc điểm như : cổ áo nam sẽ cao hơn cổ áo của nữ, ống tay áo nam sẽ rộng hơn ống tay áo của nữ, vạt áo nam sẽ dài hơn áo của nữ. Điểm giống nhau đó là áo nam và nữ đều có 5 cúc giống nhau, hàng cúc sẽ được chạy theo vạt bên trái và phía trước xuống đến eo.

Áo ngũ thân thường được may hai lớp đó là lớp bên ngoài và lớp lót bên trong mang lại sự thoải mái cũng như tiện lợi, gọn gàng và kín đáo khi mặc. Ngoài ra kiểu dáng, kết cấu áo tạo cho người đàn ông phong thái oai phong và đĩnh đạc. Riêng áo 5 thân cho nữ giúp tôn dáng và che khuyết điểm cơ thể hiệu quả. 

Giá trị của áo ngũ thân

Cách may và mặc áo dài ngũ thân nhất là với áo dài nam thể hiện rõ các đặc tính: Khiêm nhường, thẩm mỹ tinh tế và kín đáo, phong thái đĩnh đạc. Sự tinh tế còn thể hiện trên chính kỹ thuật may như ghép hoa văn chỗ sống áo sao cho thật khớp, đường kim phải thẳng, vừa nhỏ, vừa đều và có chỗ được giấu kín không thấy đường chỉ khâu. Đối với đường tà lượn, chân vạt áo phải có đường cong hình cánh cung. 

Về góc độ mỹ thuật các đặc điểm tạo hình tà, tay áo, cổ, khuy đều được tính toán rất kỹ lưỡng vừa phù hợp với công năng sử dụng cũng như phải có thẩm mỹ. Trong tất cả các công đoạn may áo dài ngũ thân công đoạn định hình của tà áo là một công đoạn phức tạp nhất, bởi vì khi chiếc áo hoàn thiện những vấn đề đẹp hay xấu, cơ bản đều do công đoạn này mà ra.

Được giới trẻ hiện nay yêu thích 
Được giới trẻ hiện nay yêu thích

Những lưu ý khi mặc áo ngũ thân

Có nhiều ý kiến cho rằng hình ảnh về chiếc áo dài ngũ thân nguyên bản đã bị áo dài sân khấu thay thế gần như hoàn toàn. Sự thay thế này đi kèm sự tùy tiện, đơn giản, dẫn đến giá thành rẻ và thiếu tìm hiểu của người may và mặc. 

Với áo dài ngũ thân truyền thống cần chú ý phương châm :mặc đúng trước khi mặc đẹp. Trang phục phải có sự đồng bộ từ khăn, áo dài,  áo, gồm áo lót trắng, có thể còn có áo the phủ nếu mặc yếm, đối với quần yêu cầu ống rộng và sáng màu. Nhưng hiện nay nhiều người đã không còn chú ý tới cách mặc đúng mà quan tâm tới tính thuận tiện khi mặc và dần làm mất đi vẻ đẹp và giá trị vốn có của áo ngũ thân.

Áo ngũ thân thời hiện đại

Với nhiều thăng trầm lịch sử Việt Nam đã làm thay đổi rất nhiều và trong đó có hình ảnh những chiếc áo ngũ thân truyền thống. Ngày nay nếu bạn muốn xem loại áo dài này thì chỉ có thể thấy ở các khu bảo tàng văn hóa hóa và trong những dịp lễ của người dân Huế.

Tuy nhiên ngày nay việc bạn thấy những bộ ảnh kỷ yếu của các cô cậu học trò vẫn mặc những bộ áo 5 thân đội mấn chụp hình là chuyện dễ thấy bởi đây đang được xem là xu thế hot trend của giới trẻ. Không những thế ngày nay việc mặc cổ phục áo 5 thân còn được cô dâu chú rể thời nay sử dụng như một nét văn hóa đẹp của dân tộc Việt Nam.

Toát lên vẻ đẹp văn hóa thẩm mỹ của trang phục truyền thống Việt
Toát lên vẻ đẹp văn hóa thẩm mỹ của trang phục truyền thống Việt

Các loại áo ngũ thân

Áo ngũ thân thời nhà Nguyễn có hai loại cụ thể như sau :

  • Đầu tiên đó là áo tấc hay còn gọi là áo ngũ thân tay thụng : bao gồm áo lễ, áo thụng được mặc cùng với quần dài nhằm che thân từ cổ hoặc quá đầu gối và đều được dành cho cả nam lẫn nữ với cổ đứng cài cúc bên phải (so với của người mặc) và tà áo chắp từ năm mảnh vải.
  • Tiếp theo đó là áo tay chẽn với thân áo cũng tương tự áo tấc nhưng phần đoạn vải sẽ được nối từ khuỷu tay tới quá cổ tay chừng 2cm thì được may kiểu ống tay hẹp. Riêng hai thân trước của áo được để dài quá đầu gối chừng 5 – 7cm.

Kết luận

Mong rằng bài viết trên của chúng tôi giới thiệu về trang phục cổ trang truyền thống của người Việt ta áo ngũ thân sẽ đem lại những thông tin quý báu cho người đọc. Hãy gìn giữ áo dài ngũ thân như báu vật của đất nước.

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Vòng hổ phách : Những điều cần biết và tác dụng mang lại

Vòng hổ phách, một món trang sức cổ điển và đầy sức hút, đã trở thành biểu tượng của sự thanh lịch và quyền...

Vòng phong thủy: Những điều cấm kỵ khi đeo phải cần biết

Vòng phong thủy là một trong những món đồ phổ biến được nhiều người lựa chọn để hỗ trợ gia tăng may mắn, tài...

Đá xà cừ xanh: Vẻ đẹp và ý nghĩa trong văn hóa và phong thủy

Đá xà cừ xanh, hay còn gọi là "Apatite", là một loại khoáng vật quý hiếm với vẻ đẹp lấp lánh và màu sắc...

Đá Xà Cừ Hợp Mệnh Gì? Công Dụng Phong Thủy Của Đá Xà Cừ Trắng

Đá xà cừ, còn gọi là "Mother of Pearl" (Mẹ của Ngọc), là một trong những loại đá quý có vẻ đẹp đặc biệt...

Đá Xà Cừ Trắng: Món Quà Từ Thiên Nhiên Mang Lại Trong Cuộc Sống

Đá xà cừ trắng, còn được biết đến với tên gọi "Mother of Pearl" (Mẹ của Ngọc), là một loại đá quý tự nhiên...

Vòng Đá Tourmaline Giá Bao Nhiêu? Cách Chọn Mua Vòng Chính Hãng

Vòng đá Tourmaline là một trong những món trang sức được ưa chuộng trong thị trường hiện nay nhờ vào vẻ đẹp đa dạng...

Đá Tourmaline: Những Cách Nhận Biết Một Cách Chính Xác

Đá Tourmaline là một trong những loại đá quý phổ biến và được ưa chuộng trong ngành trang sức nhờ vào sự đa dạng...